Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Nghệ
Hàng nghìn người thương tiếc tiễn đưa nhạc sĩ Phạm Duy
Sáng sớm hôm nay 03/02/2013, hàng ngàn người đã đưa tiễn nhạc sĩ Phạm Duy từ tư gia, ở một phố nhỏ quận 11, thành phố HCM, đến nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang công viên Bình Dương. Cái chết của người nhạc sĩ tài hoa cao niên, một trong những đỉnh cao của nền âm nhạc Việt Nam, đã để lại rất nhiều xúc động.

 


Ra đi vào ngày 27/01/2013, ở tuổi 93, nhạc sĩ Phạm Duy đã để lại hàng trăm ca khúc, nhạc phẩm, được người yêu nhạc mến mộ, sau cuộc đời sáng tác hơn 70 năm. Tiễn đưa Phạm Duy có đông đảo người thân, đồng nghiệp thuộc đủ các thế hệ, cũng như rất nhiều người hâm mộ ông.


 


Không trực tiếp tham dự cuộc đưa tang Phạm Duy, nhà thơ Đỗ Trung Quân cho biết cảm tưởng của ông trước sự kiện này, cũng như một số hoạt động tưởng niệm trong tuần lễ sau khi Phạm Duy qua đời.


 


Nhà thơ Đỗ Trung Quân : Cá nhân tôi bị tai nạn cả tháng nay, do đó tôi không có chạy xe được. Tuy nhiên, trước cuộc đưa tang hôm nay, tôi cố gắng tham dự và tổ chức hai đêm tưởng niệm nhạc sĩ Phạm Duy. Một là cho những người trẻ ở quán cafe ở quận Tân Bình, tên là « cafe Phách ». Đây là các bạn trẻ, thuộc thế hệ trẻ hơn, rất yêu nhạc của ông. Và một đêm thứ hai ở phòng trà « Đồng Dao », với tinh thần là, các ca sĩ tham gia tự nguyện, và số tiền của đêm đó sẽ được giành để phúng điếu nhạc sĩ Phạm Duy, xem như tấm lòng của các ca sĩ hát ông trong đêm đó. Theo tôi biết, tôi có tham gia, tôi là người dẫn chương trình đêm đó, hơn 60 triệu đồng đã được gởi đến cho gia đình ông.


 


Còn trong ngày hôm nay, là ngày tiễn ông ra nghĩa trang đó, thì tôi không đi được, vì nhà không có ai, và không ai đưa tôi đi được. Nhưng tôi đọc trên mạng thấy có rất nhiều nhân vật nổi tiếng đến chào ông. Ca sĩ thì khó có thể kể được hết tên. Tôi thấy, đương nhiên có một nhân vật là bạn cố tri, nhạc sĩ Trần Văn Khê cũng có mặt. Rất, rất nhiều người, nhiều thế hệ khác nhau cũng đến đưa ông. Tôi cũng được biết là họ đến, họ hát nhạc của ông cùng với gia đình, cùng với con cái nhạc sĩ Phạm Duy : anh Tuấn Ngọc, chị Thái Hiền, các anh chị khác. Không khí tôi nghĩ chắc là cảm động.


 


Cá nhân tôi chỉ thấy tiếc một điều là, xin được nói thêm thế này. Giá mà Hội nhạc sĩ Việt Nam có một vị nào đại diện để thắp nhang… Theo tôi biết thì không có vị nào, trừ một vài vị đại diện của Sở văn hóa thông tin thành phố. Tôi tiếc rằng, đây là một cơ hội để Hội nhạc sĩ thành phố, Hội nhạc sĩ Việt Nam nên có thái độ. Đáng tiếc, vì đây là một cơ hội để Hội nhạc sĩ bày tỏ một thái độ đối với một nhạc sĩ thực sự có đóng góp cho âm nhạc Việt Nam. Dù có quan điểm nào, thì cũng không thể phủ nhận được rằng, diện mạo âm nhạc Việt Nam không thể không có sự đóng góp rất lớn của nhạc sĩ Phạm Duy. Đấy là quan điểm của tôi. Và tôi lấy làm tiếc, nếu các quý vị bên Hội âm nhạc thành phố và Hội âm nhạc Việt Nam không có mặt.


 


Về phản ứng của công chúng trước sự ra đi của một ngôi sao của âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Tuấn Khanh chia sẻ một số suy nghĩ của ông.


 


Nhạc sĩ Tuấn Khanh : Tôi có thể nói về hai chuyện để thấy người ta đã dành tình cảm cho nhạc sĩ Phạm Duy như thế nào. Đầu tiên phải nói là, ở trên các mạng xã hội. Ở Việt Nam lâu nay, các mạng xã hội là cách thể hiện đời sống, về thời sự, cũng như tình cảm của con người Việt Nam, và được thể hiện một cách tự do nhất.


 


Trên các mạng xã hội, thì gần như trong cả một thời gian rất dài, từ trước khi ông mất, những nỗi lo ngại về chuyện ông sẽ mất, đến khi ông mất rồi, mọi người lại bàn tán về chuyện đó, với tất cả những kỷ niệm, những bình luận… Chuyện này đã kéo dài nhiều ngày nay. Và tất cả cho thấy một điều. Phạm Duy không như mọi người nghĩ rằng là, một thời gian sống qua xa nước, người ta có thể quên ông. Điều đó không phải như vậy. Tất cả những bình luận trên các mạng xã hội cho thấy rằng, giới trẻ rất đông, rất nhiều, cùng với những người đã sống ở nước ngoài, cũng như ở trong nước, mà vì rất nhiều điều kiện cách biệt không được nghe nhạc của ông, thì họ đều có chung một cảm nhận cùng chia sẻ nhau. Lúc đó, giống như các câu chuyện thầm kín của mỗi người cùng vỡ ra, và mỗi người đều nói. Và người ta đều nhìn thấy rằng là : Phạm Duy là một cái tên quá lớn trong lòng người, và nó tiếp tục âm ỉ, tiếp tục sống trong lòng thế hệ trẻ hôm nay. Dĩ nhiên, trong các mạng xã hội, có những người không thích, có những chỉ trích và bình luận khác. Nhưng phải nói rằng là, sồ lượng những người ca ngợi ông, nuối tiếc sự ra đi của ông, cũng như đánh rất cao sự đóng góp của ông cho nền âm nhạc Việt Nam thì rất nhiều, không thể kể hết được.


 


Còn ở Việt Nam trong đời sống bình thường, thì đám tang Phạm Duy là đám tang một nhạc sĩ rất lớn. Nhạc sĩ lớn ở đây không có nghĩa là được huân chương của Nhà nước, hay được Nhà nước tâng bốc… Thực sự tôi cũng nghe một cái tin hành lang cho biết, sau khi nhạc sĩ Phạm Duy chết, vào ngày thứ Hai, thì ngay ngày hôm sau, ban Tuyên giáo đã gọi điện thoại và nhắc các báo không nên làm quá trường hợp của Phạm Duy. Có một sự lo ngại mơ hồ, việc nhà cầm quyền cộng sản có một cách nhìn nhận như vậy và cũng tìm cách để kiểm soát thông tin tốt hơn, theo ý của họ. Nhưng mà tôi cũng được biết rằng, rất nhiều báo vẫn lẳng lặng làm cái việc của mình, là viết dài, viết nhiều, thậm chí thu thập thêm nhiều thông tin về Phạm Duy, vượt ra tất cả những sự kiểm soát, những lời răn dậy của ban Tuyên giáo.


 


Tôi cũng đã từng chứng kiến một đám tang lớn khác của một nhạc sĩ lớn khác của Việt Nam, đó là ông Trịnh Công Sơn. Ông Trịnh Công Sơn là một tên tuổi lớn, và khi ông mất đi, thì báo chí được sự yểm trợ của rất nhiều nhà lãnh đạo cộng sản thời đó, yêu thích Trịnh Công Sơn, như Võ Văn Kiệt. Người ta rất thích thú, người tự hào với việc có một nhạc sĩ miền Nam bình dân như vậy, và người ta cũng ủng hộ báo chí viết rất nhiều. Do đó, đám tang của Trịnh Công Sơn nó hết sức lớn, quy mô tới mức được giới thiệu từng ngày, ai là người đến viềng… Phạm Duy không phải là người được như vậy. Phạm Duy như tôi đã nói. Mọi thông tin về Phạm Duy cũng khắt khe hơn. Ngay cả trong trường hợp đó, (thì cảm tưởng về sự ra đi của) nhạc sĩ Phạm Duy, cũng âm thầm lặng lẽ và cũng rất sâu sắc. Có rất nhiều người vượt cả ngàn cây số, để đến gặp, để thắp một nén nhang cho Phạm Duy, mặc dù cả đời có thể chưa gặp một lần.


 


Tôi nghĩ rằng, những giá trị đó lớn lắm, lớn hơn cả các giá trị được báo chí vinh danh. Bởi vì đây là một con người phải sống với những sự kiểm duyệt ngặt nghèo đối với các tác phẩm của mình, luôn luôn buộc phải định hướng trong mọi lời nói, phát ngôn trên các phương tiện truyền thông. Phạm Duy đánh đổi tất cả cái đó để được sống tại quê nhà của mình, được thở hít không khí của quê hương. Thì, sự ra đi của ông, mặc dù không được đánh động quá lớn, như theo cách gọi là tuyên truyền như ở Việt Nam, thì nó vẫn là một ấn tượng rất lớn cho nhiều người, và nó cũng hết sức gần gũi và ấm áp. Tôi nghĩ, khi ra đi, ông nhìn thấy điều này, có lẽ cũng đã rất vui rồi.


 


Theo RFI

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Huế (12-04-2024)
    Xuất hiện tin đồn một sao nữ đình đám bị nhà chồng hắt hủi, chính chủ vội lên tiếng! (13-03-2024)
    Á hậu Việt Nam 1988 Nguyễn Thu Mai qua đời (20-02-2024)
    Chân lý của đối xứng và cái đẹp (27-01-2024)
    3 cuộc hôn nhân của tài tử điển trai vừa được phong tặng NSND (11-12-2023)
    Học hàm học vị 'khủng' của 2 nghệ sĩ trẻ nhất sắp được phong NSND (06-12-2023)
    Thanh Lam, Xuân Bắc, Quế Trân bất ngờ có mặt trong danh sách phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân (05-12-2023)
    Phong cách kiến trúc Đông Dương là gì? (15-11-2023)
    11 năm tự 'mất tích' khỏi Vbiz, nam vương đầu tiên của Việt Nam giờ ở đâu và làm nghề gì? (06-11-2023)
    Tạm thời cho hai diễn viên Nhà hát đương đại Việt Nam nghỉ việc sau vụ đánh ghen trước khách sạn (01-11-2023)
    Vương miện Miss Grand International 2023 thuộc về thí sinh đến từ Peru (26-10-2023)
    Thanh Hằng lần đầu lên tiếng trước tin đồn yêu đồng giới (24-10-2023)
    'Thuyền' Thùy Tiên - Quang Linh chính thức chìm sau câu nói này của nàng hậu? (26-09-2023)
    Lần đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức liên hoan phim quốc tế (20-09-2023)
    'Biểu tượng thời trang' Jane Birkin qua đời (16-07-2023)
    Nhà hát Hồ Gươm là một thiết chế văn hóa, điểm đến lý tưởng để thưởng thức nghệ thuật (09-07-2023)
    Bảo Thy say đắm bên chồng đại gia, chia sẻ bí quyết để hạnh phúc (29-06-2023)
    Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và Bùi Lan Hương yêu 'giấu' suốt 3 năm (20-06-2023)
    Hoa hậu Du lịch châu Á hài lòng với cuộc sống đơn giản (08-06-2023)
    NSƯT Kim Tử Long nói về hôn nhân viên mãn với bà xã Trinh Trinh (06-06-2023)

Các bài viết cũ:
    Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời tại Việt Nam  (28-01-2013)
    Adele được bình chọn là “Nhân vật giải trí năm 2012” (20-12-2012)
    Sử giàu, kịch nghèo  (15-12-2012)
    Trịnh Nam Sơn lần đầu làm liveshow ở VN (05-11-2012)
    Rùng mình cạm bẫy tình tiền dành cho mẫu teen Việt  (08-10-2012)
    Xuân Lan trần tình về phát ngôn gây sốc  (26-09-2012)
    Phương Uyên phủ nhận yêu đồng tính Bảo Trang (14-09-2012)
    Ngọc Giàu : Viên kỳ ngọc của làng sân khấu cải lương  (18-08-2012)
    Fan không thích Beyonce thân với Kim Kardashian (26-06-2012)
    Thư tay của Napoleon bán hơn 400.000 USD (11-06-2012)
    Vũ Đức Sao Biển (06-06-2012)
    Cựu hoa hậu Hàn Quốc ra tòa (06-06-2012)
    Nghệ sĩ đàn cello đăng quang Hoa hậu Mỹ (03-06-2012)
    Bob Dylan nhận Huân chương Tự do (31-05-2012)
    Dương Mịch - Lưu Khải Uy bị chê dốt tiếng Anh (21-05-2012)
    Ái Vân biểu diễn tại Paris đầu tháng Sáu  (14-05-2012)
    Paris, người Việt và tranh Lê Tài Điển  (10-05-2012)
    Vệ sĩ tiết lộ Michael Jackson từng đòi giết em trai (09-05-2012)
    Britney Spears bị đàn em tố cáo 'hách dịch' (02-05-2012)
    Lady Gaga ở châu Á : Thần tượng của giới trẻ nhưng bị thành phần bảo thủ xem là quỷ sứ  (27-04-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152814399.